Kết cấu hạ tầng đường sắt Đường sắt Việt Nam

Xem thêm thông tin: Đường sắt Bắc Nam

Phân loại đường sắt

  • Đường sắt Quốc gia: Là đường sắt phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa chung của cả nước, từng vùng kinh tế và đường sắt liên vận Quốc gia. Đường sắt Quốc gia được chia thành nhiều tuyến đường sắt qua nhiều ga khác nhau (là đường sắt đi từ ga đầu tiên đến ga cuối cùng của một hành trình). Trên đường sắt Quốc gia có tàu khách, tàu hàng được lập bởi một hay nhiều đầu máy, toa xe không tự vận hành, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng trên đường sắt.
  • Đường sắt đô thị: Là đường sắt phục vụ việc đi lại hàng ngày của hành khách của từng tỉnh, thành phố và các vùng phụ cận. Bao gồm: xe điện bánh sắt, tàu cao tốc, đường 1 ray tự động dẫn hướng, tàu điện chạy nổi và ngầm. Đường sắt đô thị được xây dựng kiểu chạy trên cao, chạy ngầm (chạy dưới lòng đất). Ngoài ra còn có kiểu chạy cùng mặt bằng (chạy trên mặt đường bộ) hoặc giao cắt với đường bộ.
  • Đường sắt chuyên dùng: Là đường sắt phục vụ nhu cầu vận tải riêng của một tổ chức, cá nhân. Đường sắt chuyên dùng có thể kết nối hoặc không kết nối với đường sắt Quốc gia.
  • Ngoài ra còn
  • Đường ngang : là vị trí đường sắt giao cắt đồng mức với đường bộ , được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác
  • Lối đi tự mở : là đoạn đường bộ giao cắt đồng mức với đường sắt do tổ chức cá nhân tự ý xây dựng và khai thác mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép

Công trình tín hiệu

Tín hiệu cố định

cột tín hiệu đèn màu vào ga Hà Nội biểu thị báo hiệu ngừng - 1 đèn đỏ (tín hiệu cố định)

Tín hiệu cố định gồm: tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh

  • Tín hiệu đèn màu: Là tín hiệu để báo cho lái tàu biết để điều khiển tàu vào ga, vào bãi, ra ga, ra bãi, phòng vệ, dừng tàu, thông qua ga... Tín hiệu đèn màu gồm có những màu sắc: đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, sữa. Có các kiểu tín hiệu: tín hiệu chính (vào ga, vào bãi, ra ga, ra bãi, ngăn đường, phòng vệ, dồn tàu, vượt đỉnh dốc gù...), tín hiệu lặp lại, tín hiệu báo trước.
  • Tín hiệu cánh: Là tín hiệu có tác dụng giống như tín hiệu đèn màu, dùng ở những nơi chưa có tín hiệu đèn màu. Có các kiểu tín hiệu: tín hiệu chính (vào ga, vào bãi, ra ga, ra bãi, ngăn đường, phòng vệ, dồn tàu, vượt đỉnh dốc gù...), tín hiệu lặp lại, tín hiệu báo trước. Có loại 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh. Trên mỗi cánh có một đèn tương ứng để thắp sáng vào ban đêm hoặc ban ngày không rõ tầm nhìn.

Tín hiệu di động

  • biển di động ngừng (tín hiệu phòng vệ di động hcn màu đỏ viền trắng và biển báo kéo còi-tín hiệu cố định )Tín hiệu phòng vệ: để cảnh báo cho đoàn tàu biết khi có trở ngại trên đường
  • Tín hiệu của tàu :gồm các tín hiệu như tín hiệu biển đỏ đuôi tàu, tín hiệu đèn đầu máy

Biển báo

Cung cấp những thông tin cần thiết cho lái tàu.

biển báo giảm tốc độ (tín hiệu cố định)

Biển hiệu, mốc hiệu

Yêu cầu những công việc lái tàu bắt buộc phải chấp hành.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường sắt Việt Nam http://www.daumaytoaxe.com/forum http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2010/09/3ba2006b/ http://www.diendan.org/viet-nam/nganh-111uong-sat-... http://www.gahanoi.com.vn/ http://www.vr.com.vn/ http://www.vr.com.vn/thongtinchung_lichsupt.html http://tdsi.gov.vn/Default.aspx?tabid=0&catid=341.... http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/photo/401532/... http://vovnews.vn/Home/Tai-nan-duong-sat-7-nguoi-t... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Rail_t...